Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 2: Bỏ mạng nơi xứ người
Để kiếm việc làm, nhiều công dân Thanh Hóa đã bất chấp nguy hiểm để sang nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) lao động “chui”. Thế nhưng, để được xuất khẩu lao động theo đường chính ngạch đòi hỏi nhiều thủ tục, trình độ nhất định, nên nhiều người đã lựa chọn cách qua biên giới bằng giấy thông hành, hộ chiếu du lịch rồi trốn ở lại tìm kiếm việc làm; hoặc vượt biên trái phép qua đường tiểu ngạch. Tất cả họ đều là lao động “chui” và không được bảo hộ quyền lợi khi xảy ra rủi ro, tai nạn, hay bị bóc lột sức lao động, làm việc trong điều kiện nguy hiểm, không bảo đảm…
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 3: Vỡ mộng trời Tây!
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 3: Vỡ mộng trời Tây!
Nhớ lại lần vất vả sang Trung Quốc mang thi hài vợ chồng anh Thọ về mai táng, anh Nguyễn Văn Định (người thân anh Thọ) cho biết: “Sau khi vợ chồng chú Thọ chẳng may thiệt mạng, gia đình đã phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền nong và cử người sang đưa thi thể 2 vợ chồng về quê an táng. Phải mất 3 tháng sau, gia đình mới hoàn tất thủ tục và đưa được thi thể 2 vợ chồng chú về nên tiền bảo quản thi thể và chi phí đi lại rất tốn kém. Gia cảnh vốn đã khó khăn, nay bố mẹ đều thiệt mạng nên mọi nợ nần, con cái của chú ấy và người thân trong gia đình đều phải gánh hết”.
Vốn là một gia đình hạnh phúc, tuy không giàu, nhưng điều kiện kinh tế cũng tạm ổn. Từ khi bố mẹ mất, gia đình ly tán, 2 chị gái thì lấy chồng xa và vào Nam làm ăn, sinh sống; miếng cơm, manh áo của người con trai út anh Nguyễn Văn Thọ và chị Nguyễn Thị Do đều phải cậy nhờ vào sự cưu mang của người thân và hàng xóm, láng giềng.
Anh Nguyễn Văn Bảnh (em trai anh Thọ) cho biết: “Từ khi anh chị mất, con út của anh chị là Nguyễn Văn Thành (sinh năm 2000) còn đi học nên gia đình tôi dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng giúp cháu để cháu không thất học. Từ một đứa trẻ lanh lợi, nhưng chứng kiến hoàn cảnh gia đình như vậy nên giờ đây cháu lầm lì, ít nói, có biểu hiện như người trầm cảm, học hành chậm chạp”.
May mắn hơn gia đình ông Nghị và anh Thọ, nhưng những gì ông Hoàng Xuân Bình (58 tuổi), ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh đã trải qua như một cơn ác mộng. Giữa năm 2017, ông Bình đi theo một số người dân trong xã sang Trung Quốc kiếm việc làm. Được người quen dẫn dắt, ông kiếm được việc làm trong một xưởng gỗ ép. Công việc vừa tạm ổn định thì ông và một lao động “chui” khác bị công an Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Do không biết tiếng, lại không có giấy tờ gì chứng minh, nên cả 2 bị giam suốt 4 tháng, sau đó được trao trả qua biên giới.
Ông Hoàng Xuân Bình cho biết: “Nghĩ mình lớn tuổi, ở nhà không có công ty nào nhận làm nên mới theo sang làm việc. Làm cật lực 1 tháng cũng được 6, 7 triệu, nhưng bị công an Trung Quốc bắt thì coi như trắng tay. Sau lần bị bắt, tôi mất trắng gần 20 triệu và 1 năm trời làm không công, từ nay tôi không dám sang nữa, ở nhà tự tạo việc làm, thu nhập ít hơn nhưng chắc ăn”.
Theo số liệu thống kê của Công an Thanh Hóa, đến nay trên địa bàn tỉnh có gần 2.751 người bị cơ quan chức năng của Trung Quốc bắt, giam giữ, trao trả, hoặc đẩy đuổi trở lại qua biên giới; 39 người bị phía Trung Quốc đưa ra xét xử; trên 43 người chết; hàng trăm người khác mất tích chưa rõ nguyên nhân khi lao động, làm việc tại Trung Quốc. Điều đáng nói là số công dân Thanh Hóa thiệt mạng, mất tích bên Trung Quốc đều là lao động “chui” nên không nhận được sự hỗ trợ nào của chủ sử dụng lao động phía Trung Quốc và sự bảo hộ quyền lợi của chính quyền Trung Quốc nên cuộc sống đã khó khăn lại thêm khó khăn hơn.
Nguồn: baothanhhoa
Không có nhận xét nào