MKRdezign

TIN MỚI

Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 1: Từ chuyện vượt biên trái phép…

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 11-2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 3.000 công dân xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài. Trong đó, ở các nước Châu Á có trên 2.000 lao động; ở các nước khác có khoảng 1.000 người. Việc xuất cảnh đi lao động ở nước ngoài để tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập là nhu cầu chính đáng của công dân, tuy nhiên xuất cảnh “chui”, hay xuất cảnh theo đường chính thống nhưng trốn ở lại lao động trái phép là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, cũng như của nước sở tại. Hành vi này đã và đang để lại nhiều hậu quả khôn lường cho xã hội, gia đình mà trước hết là chính bản thân người vi phạm.
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 3: Vỡ mộng trời Tây!
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 1: Từ chuyện vượt biên trái phép…Công nhân lao động bên trong một xưởng sản xuất ván ép tại Trung Quốc (ảnh nhân vật cung cấp)
Sau nhiều lần gặp gỡ, thuyết phục, cuối cùng vợ chồng anh N.H.A và chị N.T.H (ở TP Thanh Hóa) – những người lao động “chui” vừa từ Trung Quốc trở về mới kể cho chúng tôi nghe về những hiểm nguy rình rập và những khó khăn, vất vả, nơm nớp lo bị bắt, bị đẩy đuổi, bị trừ lương, quỵt lương… mà những lao động “chui” như vợ chồng anh phải đối mặt hàng ngày nơi đất khách quê người.
Anh N.H.A tâm sự: “Trước khi sang Trung Quốc làm thuê, vợ chồng anh có mở một tiệm sửa chữa xe máy, tuy không giàu nhưng cuộc sống cũng ổn định. Vợ chồng con cái, họ hàng gần nhau, ốm đau, bệnh tật cũng có người chạy qua chạy lại. Đầu năm 2011, có người khuyên công việc ở nhà thu nhập chẳng được là bao, vợ chồng tính toán theo họ sang Trung Quốc làm thuê với mức lương cao, lại nhàn hạ hơn. Vì là chỗ người thân, nên vợ chồng tôi cũng không lo lắng gì, bàn nhau bán hết đồ đạc, gửi 2 đứa con thơ cho bà nội rồi đi theo họ. Để sang được Trung Quốc, chúng tôi phải chia thành từng nhóm nhỏ đi xe khách như những người lao động bình thường ra Quảng Ninh, sau đó thông qua một đầu mối (cò) ở đây để đưa chúng tôi đi. Mỗi lần như vậy chúng tôi phải đóng cho “cò” 5 triệu đồng/1 người. Sau đó họ gom nhóm khoảng chục người và dùng thuyền máy để đưa qua sông Ka Long sang bên kia biên giới. Sau khi sang sông sẽ có người bên phía Trung Quốc đón và dẫn cả đoàn về nơi tập kết để đến nơi làm việc”.
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 1: Từ chuyện vượt biên trái phép…Công nhân lao động bên trong một xưởng sản xuất ván ép tại Trung Quốc (ảnh nhân vật cung cấp).
Vừa bó gối ngồi trên bộ trường kỷ, anh A kể tiếp: “Vì miếng cơm, manh áo nên vợ chồng tôi cũng liều tính mạng của mình. Có lần cả nhóm gần 20 lao động là người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong đó chủ yếu là phụ nữ đang lênh đênh giữa sông để sang bên kia biên giới thì bị công an Trung Quốc phát hiện, ném pháo sáng xuống. Lo sợ bị bắt, cả nhóm tán loạn bỏ thuyền lao hết xuống sông để thoát thân, mấy chị em phụ nữ không biết bơi chới với giữa dòng nước, may được một số người cứu được”.
Đang ngồi bên cạnh chồng, chị N.T.H (vợ anh A) cũng thêm vào: “Cuối năm 2018, khi đang trên đường về quê ăn Tết, chúng tôi bị công an Trung Quốc phát hiện, truy bắt. Trong khi chồng tôi và mọi người chạy hết vào rừng, tôi vì lúc đó đang bụng mang dạ chửa, chạy cũng chết, không chạy cũng chết nên đành mặc kệ. Cũng may lúc đó tôi có giấy tờ đầy đủ nên sau khi kiểm tra thì họ cũng miễn cưỡng bỏ đi!”.
Chị H thở dài kể tiếp: “Đối với những lao động “chui” người Việt Nam, sau khi qua môi giới đến được công ty may mắn thì làm đủ sống, còn hầu hết đều bị giới chủ bóc lột đến cùng kiệt sức lao động. Vì là lao động bất hợp pháp nên không ai dám phản kháng, đòi hỏi quyền lợi, bởi vì chỉ cần có thái độ hay hành động trái ý là bị đánh đập, trừ lương ngay. Hầu hết mọi người sau khi sang đây đều chỉ quanh quẩn từ nơi trọ đến nơi làm việc chứ không dám đi đâu xa, do sợ bị bắt”.
Nhớ lại khoảng thời gian cơ cực ấy, chị H. chia sẻ: “Vợ chồng tôi được “công ty” bố trí làm ở xưởng sản xuất ván ép tại Quảng Đông, Trung Quốc với trên 2.000 công nhân. Trong đó, có hàng trăm công nhân là người Việt Nam. Cùng làm việc chung với công nhân bản địa nhưng chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc giữa lao động “chui” và công nhân Trung Quốc rất khác nhau. Đối với lao động “chui”, ngày làm việc bắt đầu từ 6 giờ sáng (giờ mùa đông), 7 giờ sáng (giờ mùa hè) đến trưa thì ăn cơm xong là phải vào làm việc ngay cho đến tận 20 giờ tối mới nghỉ. Nếu có việc gì gấp thì chủ lao động yêu cầu làm là phải làm, bất kể lúc nào, kể cả ốm đau, mệt mỏi. Nhiều hôm ốm, nằm trong phòng nghỉ thì chủ liên tục cho người đến gõ cửa bắt đi làm, nếu không nghe thì bị dọa đuổi việc, vì vậy, nhiều người có ốm mấy thì cũng cố lết mà đi. Nói chung, kiếp lao động “chui” khổ ải, cơ cực và gần như mất hết quyền lợi, đến quyền con người cũng chả còn”.
Xuất cảnh đi lao động trái pháp luật ở nước ngoài - Bài 1: Từ chuyện vượt biên trái phép…Lực lượng công an tổ chức cho công dân ký cam kết không xuất cảnh sang Trung Quốc trái phép.
Khi được hỏi mức thu nhập của mình, anh N.H.A cho biết: “Nếu công việc thuận lợi (không ốm đau, máy móc không hư hỏng, việc đều) và biết tiết kiệm thì cả 2 vợ chồng một năm cũng dành dụm được gần 100 triệu gửi về gia đình. Đó là thời gian gần đây, chứ những năm trước, công ty ít việc nên lương chỉ đủ ăn. Những năm đầu nếu làm cật lực thì tôi được khoảng 2.000 nhân dân tệ (khoảng 6,7 triệu tiền Việt), còn vợ khoảng 1.500 nhân dân tệ. Trừ chi phí ăn uống, 2 vợ chồng cũng để dư được gần 10 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập như vậy, so với thời gian làm việc (trên 10 tiếng/1 ngày), mọi chế độ khác gần như bằng không thì cũng không hơn mức thu nhập tại một số công ty trong nước là mấy.
Nguồn: baothanhhoa

Không có nhận xét nào