Luật Căn cước nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân theo quy định pháp luật
Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Luật Căn cước vào sáng 15/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá "Dự thảo đảm bảo chất lượng về những yêu cầu đặt ra từ đầu khi xây dựng chính sách, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua". Về tên gọi của Luật Căn cước, Bộ Công an đã thống nhất với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội báo cáo UBTVQH giải trình với Quốc hội, cụ thể như sau:
Việc sử dụng tên của Luật là “Luật Căn cước” như hồ sơ Luật mà Chính phủ trình Quốc hội sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật lần này (bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam, căn cước điện tử), phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo Luật.
Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước tại phiên họp ngày 25/10/2023. |
Không có nhận xét nào