Nghệ thuật địch vận trong chiến thắng Điện Biên Phủ Anh Ngọc, Đăng Dũng-Chủ nhật, ngày 07/05/2023 19:28 GMT+7 Bình luận0 0 0 69 VTV.vn - Trong 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ đã thực hiện nhiều phương thức địch vận sáng tạo, hiệu quả mà người Pháp không thể ngờ tới. Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại "Đánh mà thắng địch là giỏi. Không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng là nhờ địch vận". Đó là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác binh - địch vận và cũng thể hiện một chủ trương rất nhân đạo của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, chủ trương binh - địch vận đã được kết hợp với tác chiến, trở thành 1 trong 3 mũi giáp công, góp phần không nhỏ đưa đến thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta. Giai điệu bài "One day when we were young" đầy da diết đã vang lên tại cứ điểm đồi C1 vào những ngày ác liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. "One day when we were young" - ca khúc cổ điển nổi tiếng thập niên 40 tại châu Âu - đã gợi lên nỗi nhớ quê nhà và làm sa sút tinh thần chiến đấu của kẻ địch đang bị bao vây trong những chiến hào tăm tối. Bản nhạc được chơi bởi một sĩ quan pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghệ thuật địch vận trong chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh 1. Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 56, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 nhớ lại: ''Trong giai đoạn tiến công thứ hai của chiến dịch, Tổng cục Chính trị có cử một tổ công tác địch vận mang máy và loa xuống trận địa cối 81 của Đại đội bố trí cách đồi C1 400m. Tình cờ các anh thấy tôi có kèn harmonica, các anh bảo "ôi thế thì hay quá, anh biết bài nào thì anh cứ thổi". Bài đầu tiên tôi thổi là bài "Vì nhân dân quên mình" của Doãn Nho. Ngày thứ nhất phát loa ra, nó bắn ghê lắm. Đến ngày thứ hai, có một bài mà chúng tôi cũng thuộc lõm bõm thôi, tiếng Anh lúc đó gọi là "One Day". Chúng tôi thổi bài đó. Sau đó vào ngày thứ ba thì tiếng súng im dần, rồi dần dần thì im hẳn''. Nghệ thuật địch vận trong chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh 2. Cuốn sách "Thung lũng cuối cùng" trích lời nhà sử học Pháp Pierre Rocolle cho biết, từ giữa tháng 3/1954, quân đội viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ bắt đầu nghe thấy âm thanh từ hệ thống loa của Việt Minh đặt khắp nơi trên trận địa, với những lời kêu gọi đầu hàng bằng tiếng Việt, Pháp, Đức, Ả-rập và âm nhạc được phát liên tục ngày đêm. Đó là một trong nhiều phương thức tác chiến mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng trên mặt trận đấu tranh tâm lý với đối phương. Theo Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312: ''Tinh thần đó thấm nhuần vào trong các cán bộ, chiến sĩ của chúng ta, chú ý công tác địch vận khi có điều kiện. Ở trên cũng có những bó truyền đơn giao cho chúng tôi ở tiền tuyến để rải về phía địch; ở các chiến hào khi ta đào. Lúc địch ra lấp chiến hào thì cũng nhận luôn cả những truyền đơn ấy''. Đó là những lá truyền đơn mang thông điệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu rõ chính sách nhân đạo của Quân đội ta với tù binh - hàng binh Pháp và lê dương. Hay những bức vẽ sống động vạch trần cho họ thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh thực dân, nhấn mạnh rằng họ đang hy sinh không phải vì dân tộc mình. Nghệ thuật địch vận trong chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh 3. Trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 1.373 lính lê dương và 288 lính Pháp bỏ sang hàng ngũ Việt Minh. Tính riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, hơn 11.700 tù binh Pháp đầu hàng đã giúp giảm nhiều thương vong cho cả hai bên. Đó là những thắng lợi quan trọng của mặt trận địch vận, nơi không có tiếng súng nhưng mang sức mạnh thu phục nhân tâm. * Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo! 010 Từ khóa:chiến thắng điện biên phủ, Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trong 56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ đã thực hiện nhiều phương thức địch vận sáng tạo, hiệu quả mà người Pháp không thể ngờ tới.
"Đánh mà thắng địch là giỏi. Không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng là nhờ địch vận". Đó là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác binh - địch vận và cũng thể hiện một chủ trương rất nhân đạo của quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, chủ trương binh - địch vận đã được kết hợp với tác chiến, trở thành 1 trong 3 mũi giáp công, góp phần không nhỏ đưa đến thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta.
Giai điệu bài "One day when we were young" đầy da diết đã vang lên tại cứ điểm đồi C1 vào những ngày ác liệt nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ. "One day when we were young" - ca khúc cổ điển nổi tiếng thập niên 40 tại châu Âu - đã gợi lên nỗi nhớ quê nhà và làm sa sút tinh thần chiến đấu của kẻ địch đang bị bao vây trong những chiến hào tăm tối. Bản nhạc được chơi bởi một sĩ quan pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thiếu tướng Đỗ Văn Phúc, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 56, Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 nhớ lại: ''Trong giai đoạn tiến công thứ hai của chiến dịch, Tổng cục Chính trị có cử một tổ công tác địch vận mang máy và loa xuống trận địa cối 81 của Đại đội bố trí cách đồi C1 400m. Tình cờ các anh thấy tôi có kèn harmonica, các anh bảo "ôi thế thì hay quá, anh biết bài nào thì anh cứ thổi".
Bài đầu tiên tôi thổi là bài "Vì nhân dân quên mình" của Doãn Nho. Ngày thứ nhất phát loa ra, nó bắn ghê lắm. Đến ngày thứ hai, có một bài mà chúng tôi cũng thuộc lõm bõm thôi, tiếng Anh lúc đó gọi là "One Day". Chúng tôi thổi bài đó. Sau đó vào ngày thứ ba thì tiếng súng im dần, rồi dần dần thì im hẳn''.
Cuốn sách "Thung lũng cuối cùng" trích lời nhà sử học Pháp Pierre Rocolle cho biết, từ giữa tháng 3/1954, quân đội viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ bắt đầu nghe thấy âm thanh từ hệ thống loa của Việt Minh đặt khắp nơi trên trận địa, với những lời kêu gọi đầu hàng bằng tiếng Việt, Pháp, Đức, Ả-rập và âm nhạc được phát liên tục ngày đêm. Đó là một trong nhiều phương thức tác chiến mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng trên mặt trận đấu tranh tâm lý với đối phương.
Theo Đại tá Nguyễn Hữu Tài, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312: ''Tinh thần đó thấm nhuần vào trong các cán bộ, chiến sĩ của chúng ta, chú ý công tác địch vận khi có điều kiện. Ở trên cũng có những bó truyền đơn giao cho chúng tôi ở tiền tuyến để rải về phía địch; ở các chiến hào khi ta đào. Lúc địch ra lấp chiến hào thì cũng nhận luôn cả những truyền đơn ấy''.
Đó là những lá truyền đơn mang thông điệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu rõ chính sách nhân đạo của Quân đội ta với tù binh - hàng binh Pháp và lê dương. Hay những bức vẽ sống động vạch trần cho họ thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh thực dân, nhấn mạnh rằng họ đang hy sinh không phải vì dân tộc mình.
Trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 1.373 lính lê dương và 288 lính Pháp bỏ sang hàng ngũ Việt Minh. Tính riêng chiến dịch Điện Biên Phủ, hơn 11.700 tù binh Pháp đầu hàng đã giúp giảm nhiều thương vong cho cả hai bên. Đó là những thắng lợi quan trọng của mặt trận địch vận, nơi không có tiếng súng nhưng mang sức mạnh thu phục nhân tâm.
Nguồn: VTV
Không có nhận xét nào