MKRdezign

TIN MỚI

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đe

Trong khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang quyết tâm, đồng lòng chung sức, dồn mọi nguồn lực nhằm tạo ra “tấm lá chắn” ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, thì những hành vi đi ngược lại quy định của pháp luật và lợi ích chung của Nhân dân cần phải xử lý thật nghiêm minh để tạo sức răn đe!

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đeCác cơ sở nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, giải khát trên địa bàn thị trấn Thiệu Hoá tạm thời đóng của từ chiều tối 22-5.

Những ngày qua, Thanh Hoá đã ghi nhận thêm một số ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định do bệnh nhân không tuân thủ quy định cách ly tại nhà, vẫn tiếp xúc với người khác để dịch bệnh lây lan.

Đáng chú ý nhất là vào ngày 19-5, trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc phát hiện 1 ca dương tính với SASR-CoV-2 (bệnh nhân 4694 từ tỉnh Bắc Giang trở về). Tiếp đó, ngày 22-5, phát hiện thêm 2 ca dương tính với SASR-CoV-2, trong đó có 1 ca là F1 của bệnh nhân 4694, 1 ca tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa (bệnh nhân 5046 từ Hà Nội trở về).

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đe

Trao đổi với Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, được biết: Qua diễn biến dịch tễ của một số ca bệnh trên địa bàn tỉnh gần đây đã cho thấy một số hành vi vi phạm không khai báo hoặc khai báo không kịp thời, không trung thực, không thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch…

Những hành vi này không chỉ gây khó khăn cho công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, kiểm soát nguồn nguy cơ lây nhiễm, mà nguy hiểm hơn là đã làm cho dịch, bệnh lây lan ra trong quá trình họ tiếp xúc với người khác.

Trước tình hình dịch, bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Ngành Y tế cũng đã đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo, yêu cầu người dân chấp hành các quy định về phòng, chống dịch để bảo đảm an toàn sức khỏe cho mọi người nhưng vẫn còn một số cá nhân chưa thực hiện nghiêm. Từ ngày 29-4-2021 đến nay, Thanh Hóa đã phải xử phạt 264 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền phạt 376.700.000 đồng.

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đeĐồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa trực tiếp chỉ đạo công tác khoanh vùng, truy vết, cách ly kịp thời các trường hợp nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại huyện Thiệu Hoá.

Liên quan đến bệnh nhân 5046 địa chỉ tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, có biểu hiện khai báo không trung thực gây khó khăn cho công tác khoanh vùng, kiểm soát nguồn nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Ngày 22-5, trực tiếp chỉ đạo công tác khoanh vùng, truy vết, cách ly kịp thời các trường hợp nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại huyện Thiệu Hoá, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo và các cơ quan chức năng huyện Thiệu Hoá khẩn trương điều tra, củng cố hồ sơ, căn cứ quy định của pháp luật để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật, xem xét xử lý hình sự trên cơ sở mức độ vi phạm. Hiện Công an huyện Thiệu Hóa đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xem xét khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật.

Ngày 23-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ngọc Lặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra tại địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày 17-5-2021 liên quan đến B.V.Nh (là bệnh nhân 4694 B.V.Nh) làm việc tại Bắc Ninh, khi về địa phương B.V.Nh ra Trạm y tế khai báo và được hướng dẫn cách ly tại gia đình, nhưng B.V.Nh không chấp hành, vẫn đi ra khỏi nơi cư trú.

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đeTrung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tỉnh hỗ trợ truy vết, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại huyện Ngọc Lặc.

Thượng tá Đỗ Xuân Sơn, Trưởng Công an huyện Ngọc Lặc cho biết: Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản của chính quyền địa phương về phòng, chống dịch bệnh đã nêu rõ các trường hợp tiếp xúc với nguồn lây bệnh, đi qua vùng dịch, đi về từ vùng dịch phải thực hiện việc khai báo y tế và cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà.

B.V.Nh sau khi trở về từ vùng dịch không không tuân thủ quy định về cách ly, không thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, tiếp xúc với nhiều người làm lây lan dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị coi là thực hiện hành vi “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi vậy việc cơ quan điều tra vào cuộc xác minh vụ việc, khởi tố là cần thiết, để răn đe, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống dịch.

Xử lý các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch COVID-19: Nghiêm minh để răn đeKhu cách ly tập trung huyện Thiệu Hoá - nơi đang cách ly các trường hợp F1 của bệnh nhân 5046.

Cuộc chiến chống lại dịch, bệnh COVID-19 còn có thể kéo dài, chỉ một người thiếu ý thức sẽ làm lây lan dịch, bệnh, chỉ một ca F0 sẽ kéo theo rất nhiều những F1, F2 mà việc điều tra, truy vết, xét nghiệm, điều trị là vô cùng vất vả, tốn kém, gây ra rất nhiều hệ lụy cho xã hội.

Việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm tập thể và cá nhân, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền 2 xã ghi nhận ca mắc COVID-19 trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng; Giao Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ việc, nếu có đủ cơ sở tiến hành khởi tố 2 trường hợp bệnh nhân số 4694 và số 5046 để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật là việc làm cần thiết nhằm không để “vết dầu loang” tiếp tục loang rộng hơn nữa.

Tăng cường các biện pháp để ngăn chặn hiệu quả nguy cơ dịch, bệnh lan rộng trên địa bàn Thanh Hóa là việc làm cần thiết và cấp bách lúc này. Những việc mà chúng ta đã và đang thực hiện trong những ngày qua chính là việc làm cụ thể hóa những chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, bệnh COVID-19, đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền, nhất là chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc phát hiện, nắm bắt người trở về địa phương, việc khai báo y tế, giám sát cách ly...

Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, như sau: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm; Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này; Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Cá nhân che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật; cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bị phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A cũng bị phạt đến 20 triệu đồng.

Nguồn: baothanhhoa.vn

Không có nhận xét nào