30 năm – sứ mệnh lịch sử
Ấn phẩm đặc biệt chào mừng 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời cơ 30 năm chỉ có một lần, chưa bao
giờ quân ta sục sôi khí thế đến như vậy, mọi niềm tin và quyết tâm dồn vào miền
Nam thân yêu. Từ tiếng gọi thiết tha của những người yêu nước, toàn miền Nam
đang nổi dậy chống lại kẻ bán nước, thời cơ 30 năm đã đến, thống nhất dân tộc!
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”
---------
Nhận thấy ngụy quyền Sài Gòn suy yếu rõ rệt, bộ Chính trị quyết định thực hiện chiến dịch Mùa xuân năm 1975, mục tiêu là đánh chiếm các công sự lớn, dồn hết lực đánh một đòn quyết định để chấm dứt chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Bộ Chính trị vạch ra các các bước, các đợt hoạt động quân sự, các hướng chiến lược và nhiệm vụ cụ thể của từng chiến trường; dự định hoàn thành trong 2 năm 1975-1976.
Ngay từ đầu năm 1975, hàng loạt công sự
cũng như trụ sở của ngụy quyền Sài Gòn lần lượt rơi vào tay của ta. Ngày 14/3,
chiến dịch Tây Nguyên thành công đã khiến ngụy quyền Sài Gòn rung chuyển, quân
ta nhanh chóng làm chủ Ban Mê Thuật. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu QLVNCH
phải nhanh chóng rút khỏi Tây Nguyên, nhưng do quá gấp gáp lên không giữ được
yếu tố bí mật. Chúng bị quân ta đánh đến tan rã 75% quân số và phương tiện.
Ngày 23/3, chiến dịch Giải phóng Huế – Đà Nẵng thành công, quân lực VNCH sợ hãi
chạy xuống phía Nam trong tuyệt vọng khi quân Giải phóng tiếp tục tiến công rầm
rộ. Ngày 25/3, quân ta thực hiện chiến dịch Trường Sa, quyết chiếm lại các đảo
từ tay ngụy quyền Sài Gòn, Khmer Đỏ.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
gửi điện mật tới toàn bộ cánh quân của ta ở mặt trận miền Nam, bức điện như một
mệnh lệnh cũng như là lời cổ vũ tinh thần cổ vũ tới chỉ huy cũng như các chiến
sỹ trên chiến trường. Hướng tới ngày toàn thắng, quân ta nhanh chóng tiến về
Sài Gòn phá tan các cứ điểm, làm chủ nhiều địa phương.
KHI PHÒNG TUYẾN CUỐI CÙNG SỤP ĐỔ
Để cố gắng giữ lấy phần đất cuối cùng,
VNCH nỗ lực xây dựng một phòng tuyến thép tại Phan Rang – Xuân Lộc với hi vọng
ngăn cản sự tiến công của quân Giải phóng. Với 2 tuyến phòng ngự, Phan Rang là
phòng tuyến từ xa, Xuân Lộc – Long Khánh là phòng tuyến tử thủ, lực lượng bộ
binh, không quân, quân địa phương ở các tuyến phòng thủ này đều rất lớn. Ở
tuyến phòng thủ Phan Rang, với lực lượng quân ta nhanh chóng tiến vào. VNCH
điều động nhiều máy bay ném bom hòng ngăn cản quân ta tiến sâu vào trong nhưng
đều nhanh chóng bị quân ta tiêu diệt. Vào ngày 9/4, quân ta mở đợt tấn công
phòng tuyến Xuân Lộc – Long Khánh.
Ngày 15/4, phòng tuyến Phan Rang bị
phá tan, ở phòng tuyến Xuân Lộc – Long Khánh, mặc dù phía VNCH đưa tới 50% bộ
binh, 60% pháo binh cùng hàng loạt máy bay với bom CBU-55 với độ tàn phá hủy
diệt rất lớn nhưng không ngăn cản được quân Giải phóng tiến như vũ bão. Ngày
21/4, “cánh cửa thép” Xuân Lộc bị thổi bay, quân Giải phóng đã có mặt tại cửa
ngõ Sài Gòn.
Phòng tuyến tử thủ Xuân Lộc – Long Khánh
bị phá vỡ đã khiến nội các VNCH lao đao, lay chuyển mạnh mẽ. Mọi kháng cự của
QLVNCH không đủ sức để áp đảo quân Giải phóng, đó cũng là cuộc phản công có tổ
chức cuối cùng của QLVNCH. Mọi sự ngăn cản quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn gần
như là không thể.
Chiến dịch lịch sử – “Hồ Chí Minh” bắt đầu, ngay sau khi phòng tuyến cuối cùng của VNCH bị phá vỡ, mọi sự kháng cự quân Giải phóng rất lẻ tẻ, thiếu tổ chức và thường bị tiêu diệt nhanh chóng. Quân Giải phóng nhanh chóng tiến đến cửa ngõ Sài Gòn, được sự ủng hộ của người dân cờ Giải phóng nhanh chóng xuất hiện ở ngay trong nội đô Sài Gòn. Lợi dụng tình thế Cộng sản tiến công vào miền Nam, hàng loạt tờ báo với tựa đề “Cộng sản sẽ tàn sát 200.000 người dân miền Nam theo chế độ VNCH” đã khiến xảy ra tình cảnh hỗn loạn. Người dân sợ hãi nhanh chóng trốn chạy, bỏ lại nhà cửa, hạm đội số 7 của Mỹ ở biển Đông đưa trực thăng đón người dân chế độ cũ di tản sang Mỹ. Hàng loạt binh sĩ VNCH bỏ quần áo, giày dép để tránh sự truy quét của quân Giải phóng, phần lớn đã bỏ vũ khí và về với gia đình.
Chiến dịch lịch sử – “Hồ Chí Minh” bắt đầu, ngay sau khi phòng tuyến cuối cùng của VNCH bị phá vỡ, mọi sự kháng cự quân Giải phóng rất lẻ tẻ, thiếu tổ chức và thường bị tiêu diệt nhanh chóng. Quân Giải phóng nhanh chóng tiến đến cửa ngõ Sài Gòn, được sự ủng hộ của người dân cờ Giải phóng nhanh chóng xuất hiện ở ngay trong nội đô Sài Gòn. Lợi dụng tình thế Cộng sản tiến công vào miền Nam, hàng loạt tờ báo với tựa đề “Cộng sản sẽ tàn sát 200.000 người dân miền Nam theo chế độ VNCH” đã khiến xảy ra tình cảnh hỗn loạn. Người dân sợ hãi nhanh chóng trốn chạy, bỏ lại nhà cửa, hạm đội số 7 của Mỹ ở biển Đông đưa trực thăng đón người dân chế độ cũ di tản sang Mỹ. Hàng loạt binh sĩ VNCH bỏ quần áo, giày dép để tránh sự truy quét của quân Giải phóng, phần lớn đã bỏ vũ khí và về với gia đình.
Tuy nhiên, khi quân Giải phóng tiến vào
Sài Gòn không có vụ tàn sát vào xảy ra như báo Mỹ đưa tin cũng không có cảnh
quân Giải phóng vào cướp bóc. Họ vào Sài Gòn với thiện chí, trên khuôn mặt họ
chỉ có nụ cười, “nụ cười Giải phóng”, người dân Sài Gòn chào đón họ như chào
đón người thân của mình. Cờ Mặt trận Giải phóng tung bay khắp đường phố Sài
Gòn.
Bản đồ Chiến dịch Hồ
Chí Minh
Ngay sau khi quân Giải phóng tiến sát cửa
ngõ Sài Gòn, vẫn có một số đợt phản kháng của phía dân quân địa phương và một
số binh lính VNCH. Theo lời kể của một số nhân chứng ở Sài Gòn, trên nét mặt
của dân quân địa phương và binh lính chỉ thấy nỗi sợ hãi, họ lo rằng sẽ mất tất
cả nếu Cộng sản vào được Sài Gòn. Nhưng với vũ khí, đạn dược thiếu thốn, các
đợt kháng cự nhỏ lẻ nhanh chóng dập tắt. Quân Giải phóng không tốn sức lực để
chống trả, họ tiến vào với thiện chí “bất cứ ai có tinh thần hòa hợp dân tộc
đều là anh em”, không có vụ tàn sát đẫm máu nào xảy ra. Các tòa công sự ở Sài
Gòn được người dân có vũ trang chiếm lại từ tay VNCH, trên tay người dân là
những lá cờ của quân Giải phóng, cờ vàng ba sọc đỏ rơi xuống và bị người dân
nhàu nát, họ treo cờ Mặt trận Giải phóng lên với nét mặt hớn hở, vui tươi.
Sau khi phía VNCH yêu cầu quân Giải phóng
cho người dân một ngày di tản khỏi miền Nam Việt Nam, quân Giải phóng đồng ý
cho họ thêm một ngày để di tản. Ngày 29 tháng 4, sau sự giận dữ của Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesiger và cố vấn Henry Kissinger ở
Washington vì sự nấn ná của Đại sứ Graham Martin ở Sài Gòn để cố tạo
ra vẻ “người Mỹ đàng hoàng ra đi”, Tổng thống Mỹ Gerald
Ford ra lệnh dứt khoát: “Chấm dứt cuộc di tản vào 3 giờ 30 phút,
giờ địa phương, sáng 30 tháng 4”. Tuy nhiên, lệnh vẫn không thi hành kịp do
sự chần chừ của Martin, “cuộc tháo chạy” đã diễn ra cho tới khi chiếc trực
thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn vào lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4.
Đại đội 9, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 gồm 4 xe tăng T-54 nhận nhiệm vụ thần tốc tiến về trung tâm Sài Gòn. Dọc đường, 4 xe tăng gặp nhiều chốt chặn. Sau 30 phút, 4 chiếc xe tăng của đại đội 9 đã tiêu diệt 12 xe tăng – thiết giáp của địch, 12 chiếc khác ra đầu hàng, phía quân Giải phóng bị bắn cháy 1 xe tăng. Sau khi đánh bại quân địch tại các trạm chốt ở khu vực Cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, cầu Thị Nghè, 2 xe tăng số hiệu 843 và 390 tiến về Dinh Độc Lập. Xe 843 đi trước do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy. 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng 843 húc đổ cổng phụ Dinh độc lập và bị kẹt lại, đồng thời xe tăng 390 húc sập cổng chính tiến vào sân Dinh độc lập. Đồng chí Bùi Quang Thận, chỉ huy trưởng xe tăng 843 xuống xe cầm theo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chạy lên phía Dinh độc lập.
Đại đội 9, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 gồm 4 xe tăng T-54 nhận nhiệm vụ thần tốc tiến về trung tâm Sài Gòn. Dọc đường, 4 xe tăng gặp nhiều chốt chặn. Sau 30 phút, 4 chiếc xe tăng của đại đội 9 đã tiêu diệt 12 xe tăng – thiết giáp của địch, 12 chiếc khác ra đầu hàng, phía quân Giải phóng bị bắn cháy 1 xe tăng. Sau khi đánh bại quân địch tại các trạm chốt ở khu vực Cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, cầu Thị Nghè, 2 xe tăng số hiệu 843 và 390 tiến về Dinh Độc Lập. Xe 843 đi trước do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy. 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng 843 húc đổ cổng phụ Dinh độc lập và bị kẹt lại, đồng thời xe tăng 390 húc sập cổng chính tiến vào sân Dinh độc lập. Đồng chí Bùi Quang Thận, chỉ huy trưởng xe tăng 843 xuống xe cầm theo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chạy lên phía Dinh độc lập.
Xe tăng 843 hiện là
Bảo vật Quốc gia và đang được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung
úy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Bùi Quang Thận đã
hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, đại úy trung đoàn phó Trung
đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân
đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng
thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những
nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Dương Văn Minh nói: “Tôi
chờ các ông tới để bàn giao chính quyền”, Phạm Xuân Thệ trả lời: “Các
ông đã không còn gì để bàn giao. Thay mặt Cách mạng, tôi đề nghị ông ra lệnh
đầu hàng vô điều kiện để tránh đổ máu không cần thiết”. Dương Văn Minh đồng
ý. Khoảng 12 giờ trưa, thay mặt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, Dương Văn
Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng.
Thế là hết, không còn đổ máu bất công,
không còn đau thương trên mảnh đất này, những thời khắc tồi tệ nhất của VNCH đã
đến nhưng không có nghĩa là họ phải bỏ mạng, không có nghĩa họ phải chịu cảnh
tù đày. Những người thuộc chế độ cũ, tư tưởng chống Cộng đều được đưa vào trại
cải tạo tập trung để thay đổi tư tưởng, chẳng có vụ tàn sát nào xảy ra. Người
dân Sài Gòn tràn ra đường để dọn dẹp những gì bẩn thỉu còn lại của chế độ cũ.
Trên khuôn mặt họ là niềm vui cũng như niềm tin vào sự thống nhất dân tộc cùng
với đó là sự lo lắng về chế độ mới, nhưng điều đó cũng chẳng khiến họ bận tâm
vì điều quan trọng nhất, họ và Hà Nội đã thành một. Người miền Bắc và người
miền Nam như một gia đình, những người lính Giải phóng và người dân Sài Gòn trò
chuyện và bày tỏ tình cảm như những người thân trong đại gia đình.
Ngay sau khi Sài Gòn được Giải phóng, nhạc
sỹ Trịnh Công Sơn đã hát vang bài “Nối vòng tay lớn” trên loa phát thanh như
một điều thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Sài Gòn, Bắc Nam như một. 30 năm
chia cắt, 30 năm đất nước không có tiếng cười, một vết cắt xé lòng con tim.
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những biểu ngữ “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do” tràn ngập thành phố Sài Gòn và khắp cả nước. Chưa có niềm vui nào
bằng, có những giọt nước mắt xúc động. “Giải phóng, giải phóng”, người dân tràn
ra đường hô vang tiếng “giải phóng” để chào đón những anh bộ đội tiến vào Sài
Gòn.
CÚ TÁT VÀO MẶT VNCH
Chỉ sau 2 năm kể từ khi hiệp định Paris
được ký kết, Mỹ cắt giảm viện trợ VNCH, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam thì
ngay lập tức VNCH suy yếu rõ rệt. Đó là cái giá phải trả cho chính phủ quốc gia
tham nhũng, tham nhũng tột độ và tham nhũng ở khắp mọi nơi, tiền viện trợ của
Mỹ rót vào miền Nam Việt Nam chẳng có ích gì ngoài đem lại tai tiếng và sự
phiền phức cho Mỹ.
Bày tỏ sự tức giận của mình trước khi VNCH
sụp đổ, Henry Kissinger là ngoại trưởng Mỹ thời đó đã nói trên chuyến bay ngày
9/4/1975: “Sao chúng (Việt Nam Cộng hòa) không chết phứt đi cho rồi? Điều tệ
hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài”. Nó không khác gì một cú
tát vào chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thời đó, khi VNCH bị tấn công bởi quân
Giải phóng thì Thiệu cũng đã yêu cầu Mỹ viện trợ VNCH nhưng tổng thống Ford đã
từ chối viện trợ. Ngay sau đó, Thiệu đã lên án Mỹ là “một đồng minh vô nhân đạo
với những hành động vô nhân đạo”, Thiệu cũng đã hứa với QLVNCH sẽ tử thủ Sài
Gòn đến giờ phút cuối cùng, nhưng ngày 21/4/1975, Thiệu từ chức thổng thống
chính quyền Sài Gòn, 4 ngày sau bí mật bay sang Mỹ đạp lên lời hứa với anh em
QLVNCH.
Đây là một cuộc chiến phi lý nhất mà Mỹ
từng thực hiện nhưng lại thất bại, Việt Nam đã làm một điều không thể đó là
khuất phục một quốc gia có nền quân sự mạnh nhất thế giới. Hai ngày 30/4 và
1/5, các trang báo lớn lần lượt đăng tin bài với tựa đề “Sài Gòn sụp đổ (Saigon
has fallen)” khắc họa rõ chiến thắng của những người Cộng sản Bắc Việt. Báo New
York Times ngày 1/5 cùng tựa đề đã nói rằng, chiến thắng của Việt Nam là một
chiến thắng lịch sử chưa từng có bởi một dân tộc nhỏ bé.
Chiến thắng của những người Cộng sản đã
tạo hiệu ứng dây chuyền cho các nước đấu tranh giải phóng dân tộc, nhất là ở
châu Phi. Hình ảnh chiến thắng của Việt Nam đã khiến cả thế giới xúc động. Khép
lại một cuộc chiến phi nghĩa, đẫm máu, tốn kém nhất lịch sử nhân loại. Theo
thống kê, 7 triệu tấn bom đã được ném xuống Việt Nam tương đương 640 quả bom
nguyên tử, 2 triệu người đã ngã xuống, hàng triệu người chịu cảnh ly tán, không
nhà cửa, đói nghèo, bệnh dịch.
“Chính quyền Việt Nam Cộng hoà sụp đổ chỉ
sau 55 ngày kể từ khi quân giải phóng bắt đầu tấn công. Điều này cũng chứng
minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập: sự
manh mún về chính trị; thiếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có
năng lực; một tầng lớp trên mệt mỏi và tham nhũng không có khả năng điều chỉnh
cho thích nghi đã tạo nên một cơ sở quốc gia yếu kém đến mức nguy hiểm…” –
George C. Herring.
Henry Kissinger cũng đã nói rằng: “Hà Nội
chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ”. Thế giới dường
như chết lặng khi nghe tin Việt Nam hoàn toàn thống nhất, một ngày lịch sử của
thế giới – chính nghĩa đã chiến thắng, người dân trên khắp thế giới ăn mừng
chiến thắng của Việt Nam “đó là chiến thắng của cả nhân loại”.
Sau thất bại 30/4/1975, chế độ VNCH chấm
dứt, những người đã chiến đấu dưới chế độ VNCH vứt bỏ quần áo, súng ống để trốn
tránh lực lượng Giải phóng. Phần lớn trong số họ vui mừng khi biết quân Giải
phóng làm chủ vì lý do họ muốn không phải là chiến tranh, chia cắt mà là hòa
bình cho cả dân tộc, họ sẵn sàng sống dưới chủ nghĩa Cộng sản mặc dù cuộc sống
đôi khi có khó khăn nhưng họ cho rằng điều đó có thể khắc phục được. Những binh
lính chiến đấu cho VNCH bị quân Giải phóng tập trung, đưa vào những trại cải
tạo để loại bỏ tư tưởng chống Cộng sản,… Có những người phục vụ cho chế độ VNCH
cũng đã nhận ra ngày Giải phóng là một ngày trọng đại của dân tộc, họ sẵn sàng
kêu gọi mọi người từng phục vụ cho chế độ đó hòa hợp dân tộc. Nhưng, chiến dịch
Gió Lốc đã đưa những phần tử chống Cộng (Cộng sản) cực đoan sang Mỹ, chúng được
sử dụng như một công cụ quấy phá nền độc lập, hòa bình của Việt Nam sau
này.
CÁI NHÌN CỦA CÁC CHÍNH KHÁCH, NHÀ BÁO QUỐC
TẾ
“Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam – người Bắc cũng như người
Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính
quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội”, Frances
Fitzgerald khẳng định những lời vu khống của VNCH về ngày lịch sử đó đều là
ngụy biện và bịa đặt cho sự nhục nhã của chúng và chẳng có cái gọi là “xâm lược
miền Nam Việt Nam” vì chiến thắng của quân Giải phóng khẳng định niềm tin thống
nhất đất nước của họ.
Đối với Neil Sheehan (người Mỹ), ông đã
nói: “Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ
bằng sự tàn bạo của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước Mỹ, một nước giàu mạnh
nhất trên quả đất này, cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi
ra khỏi bán đảo Đông Dương. Nếu đúng như vậy, thì thắng lợi của người Việt Nam
sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy
móc”.
Báo chí Nhật – khâm phục và kính nể: tờ
Asahi Shimbun số ra ngày 1-5-1975 có bài xã luận nóng tính thời sự: “Chiến
tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi của lực lượng giải phóng, điều đó có
thể khẳng định, thời mà các nước lớn dùng sức mạnh để bóp nghẹt chủ nghĩa dân
tộc đã chấm dứt “.
Báo Mỹ – “các đồng chí”: Phải
nói ngay rằng, chiến tranh Việt Nam tốn nhiều tâm trí, sức lực, tiền của và
thời gian của người Mỹ. Riêng về những năm cuối của cuộc chiến tranh chiến, báo
chí Mỹ có rất nhiều bài viết về cuộc chiến hao người tốn của này. Hãng UPI, ngày
30-4-1975 viết: “Quân đội phía chiến thắng cưỡi xe tăng vào Dinh Tổng thống với
nét mặt phấn khởi như vào chỗ không người, thậm chí còn xưng hô “các đồng chí”
với những người đang đứng hai bên đường cũng như đối với các nhà báo.
Báo chí Anh – “giây phút bước ngoặt”
Hãng tin Reuters danh tiếng của Anh cũng
đã có bài viết lớn và liên tục cập nhật về cuộc chiến Việt Nam vào giờ phút
bước ngoặt đó. Một nhà báo Reuters có mặt tại Sài Gòn 30-4-1975 viết: “Là phóng
viên có mặt tại Phủ Tổng thống, tôi chứng kiến chiếc xe tăng đi đầu của quân
giải phóng húc đổ cột bằng thép vững chắc và cán cờ ngụy rơi xuống đất, rồi
vượt qua. Gần 10 xe tăng khác nhanh chóng tiến vào theo. Bộ đội Chính phủ Cách
mạng tỏa ra khắp khu vực Phủ tổng thống. Lính gác Nam Việt Nam lập tức giơ tay
xin hàng và tập hợp thành hàng ngũ chờ lệnh mới. Cờ Chính phủ cách mạng lâm
thời tung bay trong không khí chiến thắng ở lan can tầng hai ngay cả trong khi
lá cờ ba sọc vẫn còn bay trên nóc mái nhà”.
CÁI NHÌN TỪ PHÍA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
VÀ CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM
Sau khi Sài Gòn được
Giải phóng, Tổng bí thư Lê Duẩn đã vào thăm và khẳng định: “Đây là thắng lợi
của cả dân tộc, không phải của riêng ai cả”.
Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi
có Đảng, ba cái móc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng
Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong
sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể
làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc
địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế
quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất
khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới” – Đại tướng Võ Nguyên
Giáp.
“Thắng
lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975
là một thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ
quốc ta” – Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Sau 43 năm thống nhất đất nước, Việt
Nam đã khẳng định tên tuổi của mình trên trường quốc tế, là điểm đến hấp dẫn
cho khách du lịch quốc tế đồng thời là sân nhà của nhiều sự kiện quốc tế quan
trọng như APEC, ASEAN,… tham gia vào nhiều tổ chức lớn như Liên hợp quốc, WTO,
WHO, ASEAN, ASEM, IMF, WB, IOM,… tham gia đội gìn giữ hòa bình của liên hợp
quốc tại Nam Sudan,… Với tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Trung
Quốc, Việt Nam là “con rồng mới” của châu Á,… Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đang bước sang kỷ nguyên mới của hội nhập và phát
triển.
Việt Nam – Hồ Chí Minh!
Bài viết có sử dụng tư liệu từ nhiều
nguồn khác nhau.
Không có nhận xét nào