Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà các đối tượng hay sử dụng hiện nay
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra 5 cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng để người dân cũng như cơ quan chức năng cảnh giác.
Theo Công an tỉnh, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự (ANTT). Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 03 vụ, 07 bị can, hơn 100 bị hại với số tiền bị chiếm đoạt khoảng 25 tỷ đồng. Các vụ việc này hầu hết có liên quan đến yếu tố nước ngoài, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc và nhiều ngân hàng khác nhau. Trong số các bị hại có nhiều người là cán bộ viên chức đang công tác trong các cơ quan nhà nước.
Theo Công an tỉnh, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự (ANTT). Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố 03 vụ, 07 bị can, hơn 100 bị hại với số tiền bị chiếm đoạt khoảng 25 tỷ đồng. Các vụ việc này hầu hết có liên quan đến yếu tố nước ngoài, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc và nhiều ngân hàng khác nhau. Trong số các bị hại có nhiều người là cán bộ viên chức đang công tác trong các cơ quan nhà nước.
Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, cảnh báo nhưng vẫn còn nhiều người nhẹ dạ, cả tin, lơ là mất cảnh giác để rồi trở thành nạn nhân của loại tội phạm này. Qua công tác đấu tranh, xử lý, theo dõi, phân tích tình hình, nổi lên một số thủ đoạn sau đây:
1. Giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát để lừa đảo
Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện vào số điện thoại cố định của các bị hại hỏi có phải tên tuổi này hay không? Có số CMND này không? Và tự giới thiệu là cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án đang thụ lý vụ án liên quan đến đường dây tội phạm buôn ma túy, rửa tiền... xuyên quốc gia, số tiền trong tài khoản của họ là tiền liên quan đến hoạt động phạm tội. Sau khi đe dọa, chúng yêu cầu các bị hại cung cấp số điện thoại di dộng, thông tin cá nhân để xác minh. Khi các bị hại thanh minh không liên quan thì chúng cho biết đã có lệnh bắt khẩn cấp và gửi hình ảnh qua messenger cho bị hại, người thân trong gia đình đang bị bọn tội phạm theo dõi uy hiếp đến tính mạng. Chúng yêu cầu để chứng minh mình trong sạch thì các bị hại phải chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng cung cấp để xác minh. Nếu xác định số tiền đó không liên quan đến vụ án thì sẽ chuyển lại cho bị hại. Trong thời gian đi chuyển tiền, chúng yêu cầu bị hại không được tắt điện thoại, không được nói cho ai biết. Do thiếu hiểu biết, các bị hại đã tin và chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng, sau khi nhận được tiền chúng đã nhanh chóng rút hoặc chuyển tiếp sang các tài khoản khác để chiếm đoạt. Bị hại mà chúng nhằm đến là những người già, cán bộ hưu trí, những người có tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm ở ngân hàng.
2. Lừa đảo bằng hình thức chuyển quà từ nước ngoài về
Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo, wechat...) để làm quen với bị hại, sau đó nói sẽ chuyển về cho bị hại một món quà có giá trị lớn (tiền) để đầu tư làm ăn và bố trí đối tượng giả danh là nhân viên sân bay, hải quan sân bay, nhân viên công ty bảo mật Việt Nam gọi điện yêu cầu bị hại chuyển tiền phí để nhận quà rồi chiếm đoạt (trong năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ, gây hại khoảng 2,5 tỷ đồng)
3. Lừa đảo thông qua mạng Internet huy động vốn dưới hình thức đa cấp và hình thức đồng tiền ảo bitcion
Thủ đoạn là các đối tượng lập ra trang web giả danh các trang web của công ty, tập đoàn uy tín của nước ngoài và đưa ra thông tin gian dối như các chương trình, gói đầu tư hấp dẫn được hưởng lãi suất, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và tặng các lợi ích vật chất khác để lôi kéo người dân tham gia đầu tư vốn sau đó chiếm đoạt.
4. Lừa đảo bằng phương thức giả nhân viên, lãnh đạo Công ty xổ số kiến thiết rồi đề nghị hợp tác đánh lô tô, số đề
Phương thức, thủ đoạn đó là các đối tượng dùng sim điện thoại khuyến mãi giả danh nhân viên, lãnh đạo Công ty xổ số kiến thiết làm quen, giới thiệu có khả năng biết trước kết quả xổ số rồi đề nghị hợp tác đánh lô tô, số đề. Tiếp đó, đối tượng cho số để các bị hại tham gia trò chơi, khi người bị hại (người trúng số) tin tưởng, các đối tượng đề nghị hùn vốn để các đối tượng mua số và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của chúng (tài khoản mượn, mua lại của người dân) rồi chiếm đoạt bằng cách rút tiền tại các cây ATM trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố.
5. Thủ đoạn làm giả thẻ ATM của ngân hàng để rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản
Thủ đoạn của những đối tượng này là đi đến cây ATM của các ngân hàng để giả vờ rút tiền nhằm lắp đặt thiệt bị quay lén, thiết bị ghi lại thông tin trên thẻ từ của khách hàng (thiết bị Skimming) và lấy đi những hóa đơn giao dịch khách hàng để lại. Sau đó, chúng tiến hành phân tích dữ liệ từ những thông tin thu thập được, từ đó làm giả thẻ ATM để rút trộm tiền của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Một số dấu hiệu cho thấy có thể trụ ATM đã bị cài đặt các phương thức nhằm thu thập thông tin người sử dụng:
+ Xung quanh khe đọc thẻ có các lỗ nhỏ (có thể bị gắn camera chụp trộm quá trình nhấn phím);
+ Chụm khe đọc thẻ lớn và dài hơn bình thường; việc cho thẻ vào máy không được dễ dàng và trơn tru (có thể bị gắn thiết bị Skimming có chức năng đọc thông tin thẻ ATM để các đối tượng làm giả);
+ Phần bàn phím nhô cao hơn bình thường và các phím nhấn lỏng lẻo, cảm giác nhấn không tự nhiên (có thể có thiết bị đọc thông tin gắn dưới bàn phím); trên bàn phím có dán những miếng nilon nhỏ hoặc băng dính (có thể bị sử dụng để thu nhập vân tay người sử dụng).
Đây là loại tội phạm hoạt động có tổ chức, được đào tạo bài bản, sử dụng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản của bị hại.
Nguồn: conganthanhoa
Không có nhận xét nào