Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam (Phần 4)
Biểu tình, bạo động phản đối dự luật “đặc khu” và Luật An ninh mạng.
Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam (Phần 1)
Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam (Phần cuối)
Thực trạng sử dụng truyền thông xã hội gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam (Phần cuối)
Xét xử 7 đối tượng gây rối tại UBND tỉnh Bình Thuận
+ Lực lượng tổ chức: Các thế lực thù địch trong và ngoài nước mượn danh tổ chức
tôn giáo; các nhóm pháp luật; nhóm người yêu nước và tổ chức khủng bố Việt Tân
(cử người về nước tham gia, cấp tiền tổ chức hoạt động).
+ Phương thức tổ chức: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật trên không gian
mạng; qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (tôn giáo); hội thảo không chính thức,
kích động bức xúc xã hội; sử dụng mạng xã hội, phương tiện truyền thông di động
tập hợp lực lượng, điều hành biểu tình, kích động bạo lực; gây thương vong do
xô sát. Cá biệt, thực hiện hành vi tổ chức lực lượng tấn công các cơ sở làm
việc của chính quyền, Công an. Đồng loạt tạo ra các vụ việc gây mất ổn định an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương, điển hình là Bình
Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
+ Diễn biến:
Khi Chính phủ lấy ý kiến dư luận về dự thảo Luật An ninh Mạng và
Luật Đặc khu, các thế lực thù địch thông qua hệ thống truyền thông đa phương
tiện bắt đầu kích động dư luận xã hội. Chúng cho rằng: “Luật An ninh mạng bóp
nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân; vi phạm trầm trọng nhân quyền Việt
Nam”; “Luật Đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm là mở đường để Nhà nước bán
đất cho Trung Quốc”; “Những người Việt Nam yêu nước phải có trách nhiệm đấu
tranh với chính quyền giành lấy tương lai cho con, cháu”…
Thông qua mạng xã hội, các lực lượng tổ chức biểu tình (trong đó
có một số thành viên của Việt Tân về nước trực tiếp tham gia cùng các nhân tố
bất mãn, phản động trong nước) trao đổi thông tin qua diễn đàn nhóm, tổ chức
lực lượng, phát động biểu tình đồng loạt ở nhiều địa phương vào tháng 6/2018.
Các cuộc biểu tình được quay, biên tập, phát lên mạng xã hội
kích động biểu tình. Sử dụng mạng xã hội để liên kết các lực lượng, điều phối
các bộ phận; duy trì tinh thần, thái độ đấu tranh cho lực lượng tham gia biểu
tình. Các phương tiện truyền thông nước ngoài rầm rộ đưa tin, phản ánh tình
hình cổ động hoạt động biểu tình, kích động bạo loạn…
Hành động đập phá phương tiện của người đi đường; manh động của
lực lượng côn đồ và tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, cơ quan Công an … được
tung lên để kích động bạo lực.
Sau đó, các nhóm biểu tình, bạo động đã bị giải tán; một số đối
tượng cầm đầu, đã bị bắt giữ, hành vi trái pháp luật bị xét xử công khai, minh
bạch theo pháp luật.
Nguồn: internet
Không có nhận xét nào