Không thể để kỷ cương, phép nước bị coi thường!
Trong một quốc gia việc đặt kỷ cương lên hàng đầu từ việc lớn đến nhỏ để đưa đất nước đi đúng dòng chảy của thời đại. Tình trạng bất chấp kỷ cương vây bắt công an để tính “dằn mặt”, “lấy số” của nhóm giang hồ tại xã Hiệp Hòa, (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai); lợi dụng chức quyền trong vai trò là Thanh tra Bộ Xây dựng chống tham nhũng nhưng lại vi phạm, nhận hối lộ; ngang nhiên “Tập đoàn địa ốc Alibaba” sống chết chống đối lực lượng cưỡng chế “dự án ma” là một trong những hành vi không thể chấp nhận được.
“Giang 36” một đại ca giang hồ đã huy động đàn em bao vây xe chở công an ở Đồng Nai
Kỷ cương xã hội chính là những thiết chế xã hội bao gồm hệ thống pháp luật, hệ thống quy ước xã hội nhằm vừa điều chỉnh, vừa giám sát các hành vi của con người, của tổ chức trong hoạt động xã hội. Chính con người tạo ra kỷ cương để đảm bảo một xã hội có pháp luật, hay nói cách khác thì đây chính là những giá trị tinh thần vừa có tính liên kết, tích họp và tương tác để đảm bảo một quốc gia vận động không ngừng vừa đảm bản giữ được đạo đức xã hội.
Kỷ cương giữ vững giống như sức khỏe của một người được đảm bảo, sự đảm bảo và thông suốt khi kỷ cương được giữ vững là nền tảng vững chắc của một xã hội, một quốc gia. Không ai có thể để trật tự kỷ cương bị lái theo những hướng dị biệt với các ý đồ và lợi ích cá nhân, đi ngược lại lợi ích chung.
Chính vì thế, khi một cá nhân đứng trên lợi ích cộng đồng, dám “xưng bá một phương” như ông trùm giang hồ “Giang 36” hô hào anh em đến vây bắt xe trái phép. Điều đặc biệt là những cá nhân này đã coi thường pháp luật tới mức vây bắt dù trong đó có chở những người thuộc lực lượng chức năng, thậm chí lực lượng chức năng đến thì chúng vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi ngang ngược này.
Không một nhân viên của “tập đoàn địa ốc Alibaba” nào có quyền được phép đứng trên pháp luật và coi thường pháp luật, để ngang nhiên lập dự án sai quy định để bán đất nền và chống đối lực lượng chức năng với những hành vi bạo lực như vậy được.
Những người mặc áo Địa ốc Alibaba ngang nhiên chống người thi hành công vụ
Các cá nhân nhân danh chống Tham nhũng, là lực lượng nòng cốt để đảm bảo những dự án công của đất nước được hoạt động mạch lạc, không để xảy ra sai phạm, gây thất thoát. Nhưng lại sẵn sàng nhận hối lộ, “chung chi” với những sai phạm như vụ việc Thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt quả tang khi đòi “chung chi” tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) là hành vi tiêu cực thật đáng xấu hổ.
Những câu chuyện “thật như đùa” trên đã gây xôn xao nhất tuần qua khiến nhiều người phải ngạc nhiên vô cùng. Về nguyên tắc, chúng ta không thể chấp nhận những hiện tượng mang tính bất ổn như trên, bởi nó đe dọa trật tự kỷ cương xã hội.
Về trách nhiệm của những vụ việc này có phần của người thực hiện và quản lý pháp luật, quản lý nhà nước, khi những cá nhân này đã xử lý không nghiệm, thiếu trách nhiệm để những vi phạm có “cơ hội”. Điều đó hoàn toàn đúng, khi việc kỷ cương ở Biên Hòa yếu, nên những nhóm đối tượng giang hồ mới có thể lộng hành, công khai đến như vậy. Vì thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ, mà địa phương để cho tập đoàn địa ốc Alibaba ngang ngược xây dựng, phân lô đất nền trái phép, chúng sẵn sàng tấn công lực lượng chức năng. Và vì kỷ cương yếu mà những cá nhân như bà Nguyễn Thị Kim Anh- người vừa được bổ nhiệm vào chức vụ phó trưởng Phòng phòng Chống tham nhũng – Thanh tra Bộ Xây dựng, lại sẵn sàng coi thường kỷ luật của Đảng, Nhà nước để vi phạm “tiếp tay” vi phạm như thế.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó phòng Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Bộ Xây dựng) bị bắt vì hành vi nhận hối lộ
Chúng ta nên nhớ rằng những người chấp pháp ở cấp nào cũng đều được phép nhân dân Nhà nước, họ là những người được Nhà nước ủy quyền chứ không hề nhân danh cá nhân. Thế nên, có những cá nhân đã lợi dụng việc đại diện và nhân danh đó để tiếp tay cho vi phạm như vụ thanh tra đã nói ở trên thì càng phải xử lý nghiêm.
Trong xã hội phát triển chúng ta không chấp nhận những hành vi lệch chuẩn của những cá nhân, những tổ chức trong xã hội. Việc lệch chuẩn mang tính chủ động của nhóm giang hồ và nhóm chống người thi hành công vụ Alibaba đã nói ở trên chính là hành vi có ý thức, có tính toán và có tổ chức. Cho nên, xã hội luôn mong chờ những việc xử lý nghiêm khắc, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương và điều chỉnh xã hội theo đúng hướng phát triển. Từ đó mới có thể là bài học để đảm bảo sự ổn định của một quốc gia trong mọi lĩnh vực.
Đã đến lúc không thể để tình trạng vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới trật tự kỷ cương xã hội đang tiếp diễn. Đất nước chúng ta đang trên đề phát triển mạnh mẽ, vì thế càng cần những tính ổn định của an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Kỷ cương phải đặt lên đầu từ việc nhỏ đến việc lớn, thì mới kỳ vọng đất nước đi đúng dòng chảy thời đại. Tất cả phải hướng đến tuân thủ kỷ cương phép nước, phải thượng tôn pháp luật, thì điều đó mới có thể ngăn chặn được những hành vi “vưng hùng xứng bá”, “ông vua con”, bất chấp pháp luật,… của một số nhóm đối tượng và cá nhân trong xã hội hiện nay.
Nguồn: internet
Không có nhận xét nào