Thanh Hóa đã có 18 xã của 5 huyện công bố hết dịch
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết, tỉnh có quy mô chăn nuôi lớn, với tổng đàn 1,2 triệu con, trong đó có khoảng 400 - 500 trang trại, 2.300 gia trại và gần 200.000 hộ chăn nuôi.
Thông tin trên được ông Quyền chia sẻ tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn Châu Phi sáng 13/5.
Do thời gian qua chính quyền chỉ đạo quyết liệt nên kiềm chế được sự lây lan của dịch bệnh. Đến nay đã có 293 hộ, 61 xã, 13 huyện, tiêu huỷ trên 5.400 con lợn. Hiện 18 xã của 5 huyện đã công bố hết dịch, tức là qua 30 ngày.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa |
Cũng theo lời ông Quyền, Thanh Hóa đã rút ra một số kinh nghiệm: Trong lãnh đạo chỉ đạo, tỉnh đề ra phương châm chống dịch như chống giặc, cả bộ máy phải vào cuộc. Tỉnh tổ chức giám sát hàng ngày, cho nên cứ phát hiện có lợn chết trong vùng dịch là tổ chức tiêu huỷ ngay và lập biên bản kiểm kê theo quy định. Còn ngoài vùng dịch thì lấy mẫu để xét nghiệm và tổ chức tiêu huỷ ngay, kể cả chưa có kết quả, không để thời gian lợn chết mà không được tiêu huỷ theo quy định.
Tất cả các trục kênh, mương, sông, đặc biệt là các trục thuỷ nông lớn, trước đây có tình trạng lợn bị vứt trôi theo nguồn nước, nên chính quyền chỉ đạo lập mỗi huyện một rào chắn rác để vớt xác lợn chết, tuyên truyền người dân chăn nuôi an toàn sinh học.
Do đó về nông thôn hiện nay, bà con rải vôi trắng đường làng, ngõ xóm, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thanh Hoá cũng nằm trên trục giao lưu Bắc Nam, do đó chúng tôi lập chốt để kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Nếu các phương tiện vận chuyển gia súc không đủ thủ tục thì chúng tôi buộc phải tiêu huỷ. Hiện chúng tôi đã tiêu huỷ gần 300 con lợn buộc phải tiêu huỷ vì không đủ giâý tờ và kiểm tra lâm sàng.
Lợn nhiễm dịch được tiêu hủy đúng quy trình chỉ sau 3-8 giờ có kết quả xét nghiệm. |
Một số vụ buôn bán lợn không rõ nguồn gốc tại huyện Nông Cống và một huyện khác cũng đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Một số đối tượng mua lợn giống, bán chạy lợn sẽ được lực lượng chức năng xử lý nghiêm. Do đó, các đối tượng này không dám đưa lợn vào địa bàn.
Về việc hỗ trợ lợn phải tiêu huỷ, Thanh Hoá đã thực hiện chính sách hỗ trợ lợn bị tiêu huỷ bằng 80% giá thị trường, tuy nhiên mức hỗ trợ tối thiểu không dưới 38.000 đồng. Đây là mức hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho người dân trong bối cảnh giá lợn đang xuống thấp.
Trong quá trình chỉ đạo, tỉnh đề xuất phải duy trì quyết liệt, không địa phương nào được chần chừ để dịch bệnh lây lan, nếu không dịch sẽ lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm.
Thứ hai, đề nghị Trung ương hỗ trợ người chăn nuôi khi có dịch bệnh, cân đối cấp kinh phí để các địa phương chi trả kịp thời cho người chăn nuôi. Thanh Hoá tạm thời ứng trước tiền ngân sách để hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Thanh Hóa đã đồng bộ thực hiện các giải pháp rất sáng tạo trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Hồng Phúc.
Thứ hai, vấn đề xử lý môi trường rất tốt, và lập chốt kiểm dịch và thực hiện kiểm soát bài bản. Thậm chí, một số vụ vi phạm pháp luật trong vận chuyển, mua bán lợn đã bị khởi tố theo quy định của pháp luật. Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện kinh phí hạn chế, nhưng đã rất nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân để giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi.Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Thanh Hóa là tỉnh xuất hiện thứ 4 bị dịch này, nhưng đồng bộ thực hiện các giải pháp rất sáng tạo, nên đến giờ phút này phải tiêu huỷ chỉ 5.400 con. Đây là địa phương sáng tạo trong tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ví dụ như lợn chết trong vùng dịch thì không cần lấy mẫu giám định.
Nguồn: nongnghiep.vn
Không có nhận xét nào