MKRdezign

TIN MỚI

Chuyến công du của Thủ tướng và trò nực cười của những kẻ sợ đất nước tiến lên

Chuyến thăm, làm việc tại Na Uy của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang diễn ra, bước đầu đã gặt hái về cho đất nước khá nhiều “trái ngọt” với các thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai nước, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Trong bối cảnh giá điện đang làm đau đầu bao gia đình thì thông tin sắp tới đây Tập đoàn Scatec Solar của Na Uy sẽ đầu tư 500 triệu USD vào điện mặt trời tại Việt Nam chưa kể Tập đoàn này còn mong muốn xây dựng phòng thí nghiệm giúp Việt Nam nghiên cứu, chuyển giao và tiến đến xuất khẩu công nghệ năng lượng tái tạo ra khu vực đã khiến bao người phấn khởi. 

Ngược dòng với niềm phấn khởi đó mấy nay lại xuất hiện hình ảnh một nhóm người giương cờ vàng ba sọc đứng dàn hai bên đường ở Na Uy hòng biểu tình phản đối nhân chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến NaUy với nội dung: Trả tự do cho số tù nhân lương tâm; đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam; Chính phủ NaUy không được giúp Việt Nam từ thuế của người dân. Đúng là một trò nực cười của những kẻ luôn sợ đất nước này tiến lên.
Cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng, lớn lên bởi suối nguồn dân tộc nhưng không phải ai cũng mong muốn đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh văn minh. Một số kẻ vì lợi ích cá nhân mà tách biệt với cộng đồng, thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc chỉ mong Việt Nam ngày càng nghèo nàn, ngày càng tụt hậu. Những kẻ này tự xưng mình là “nhà dân chủ”, là “trí thức cấp tiến” này lấy danh nghĩa “bảo vệ môi trường” hay “tự do – dân chủ – nhân quyền” để chống phá những đường lối chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Hãy cùng tìm hiểu để biết chúng là ai, chúng đã chống phá như thế nào và bằng cách nào.
Một số kẻ vì lợi ích cá nhân mà tách biệt với cộng đồng, thậm chí là đi ngược lại với lợi ích của dân tộc chỉ mong Việt Nam ngày càng nghèo nàn, ngày càng tụt hậu.

Sau 3 năm “du học” Nguyễn Anh Tuấn trở về nước. Khác với giai đoạn bùng nổ trước đó, những thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời tổng thống Donad Trump đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của giới đấu tranh Việt Nam. Giới chính khách phương Tây cũng đã dần cạn hy vọng với đám đấu tranh mà chỉ giỏi vẽ dự án lấy tiền. Không còn nguồn tài trợ dồi dào từ nước Mỹ, các hoạt động đấu tranh nọ kia cũng sụt giảm rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng do không còn tiền để bơm cho các buổi biểu tình và duy trì hoạt động của các hội nhóm “xã hội dân sự”.
Trong khi phần lớn giới đấu tranh lay lắt sống qua ngày bằng cách giành giật, đấu đá lẫn nhau nhằm tranh giành chút viện trợ ít ỏi còn lại thì những “trí thức dân chủ” sớm nhận ra con đường thay đổi. Thay vì tổ chức biểu tình, thi thoảng lên mạng ăn vạ đóng vai nạn nhân – những chiêu trò đã quá cũ sống sượng, giới “trí thức dân chủ” nhận ra cách tiếp cận mới mẻ hơn, dễ dàng được dư luận chấp nhận hơn – “bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa,…”. Dưới các mác này giới trí thức dân chủ được tự do tung hoành khắp các hội nghị, diễn đàn khoa học, được công khai lên tiếng chỉ trích chính quyền,… Điều này cũng lý giải cho sự xuất hiện thường xuyên những người tự xưng nhà đấu tranh ở các buổi tọa đàm khoa học trong thời gian gần đây.
Một dự án điện mặt trời củaScatec Solar.

Từ sau sự kiện “6700 cây xanh” ở Hà Nội năm 2015, giới “trí thức dân chủ” như: Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Trịnh Anh Tuấn (Gió lang thang)… dần nhận ra đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ lại dễ dàng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Những thành viên của VOICE này nhanh chóng tận dụng cơ hội này để thành lập các nhóm “xã hội dân sự” hoạt động dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường như “Vì một Hà Nội xanh”, “Green Tree”…. Đây vừa là nơi tuyển chọn nhân lực cho VOICE vừa là nơi hợp thức hóa nguồn tiền tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, đồng thời cũng là bình phong để tổ chức các cuộc biểu tình, tuần hành dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường. Những người quản trị và tham gia điều hành các nhóm bảo vệ môi trường này không hề có chuyên môn hay kinh nghiệm liên quan đến các vấn đề về môi trường, thứ duy nhất họ được học sau nhiều năm “du học” ở nước ngoài chính là “bạo động, tổ chức biểu tình lật đổ chính quyền”.
“Vì một Hà Nội xanh” hay “Green tree” đều nhận được sự bao bọc của các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các chính khách phương Tây, từ đó những cá nhân tham gia quản trị và điều hành những hội nhóm này đều được nâng tầm thành những “nhà hoạt động bảo vệ môi trường”. Phạm Đoan Trang hay Nguyễn Anh Tuấn đều đã nhiều lần sử dụng các mác này để tiến vào các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học về môi trường. Mới đây nhất là Tọa đàm “Bảo tồn và phát triển bền vững vùng biển ven bờ phía Đông Nam bán đảo Sơn Trà” do Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh (GreenViet) phối hợp với Hội Bảo vệ lưu vực và dải biển Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 01/12/2018. Lạ lùng hơn, ý kiến của Tuấn sau đó còn được một vài cơ quan báo chí chính thống trích đăng với vai trò “một người dân Đà Nẵng”. Còn Tuấn, sau khi lên chém gió đã trở về hả hê đăng trên trang cá nhân rằng “Dân oan đòi hỏi phải công khai bla bla…”. Sự tiếp tay này dù là vô tình hay cố ý thì cũng đã giúp Tuấn đạt được những hiệu quả truyền thông nhất định, vừa là đánh bóng tên tuổi vừa hợp thức hóa cho chiến dịch đánh phá kinh tế Đà Nẵng của Tuấn và đồng bọn.
Chỉ qua vài lần tham dự các buổi hội thảo khoa học, Tuấn và các “đồng nghiệp” dân chủ đã kịp ngộ nhận rằng mình chính là những nhà khoa học, là nhà hoạt động bảo vệ môi trường, và dưới danh nghĩa này Tuấn cùng “đồng nghiệp” có thể nhân danh môi trường để tấn công các dự án kinh tế trọng điểm khác. Những nhà khoa học tự xưng này vẫn thường lập luận rằng những quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp vẫn phát triển ầm ầm mà không phải tổn hại đến môi trường.
Họ có thể không biết hoặc cố tình lờ đi rằng Pháp giàu lên bởi hệ thống thuộc địa trải dài từ Châu Á đến Châu Phi; bằng những chiếc thuyền chở vàng bạc, tài nguyên khoáng sản từ khắp nơi về Pháp; bằng mồ hôi, máu và nước mắt của các dân tộc thuộc địa và cho đến bây giờ những thanh niên da đen vẫn đang phải còng lưng nuôi bà đầm già nước Pháp. Nước Mỹ không thể tồn tại nếu thiếu chiến tranh, nguồn thu từ việc buôn bán vũ khí và thuốc phiện là nguồn nuôi sống giới tài phiệt nước Mỹ. Còn Vương quốc Anh, để được như bây giờ người Anh đã từng trải qua đợt ô nhiễm tồi tệ nhất trong lịch sử, tháng 12/1952 lớp “sương mù” từ các nhà máy, xí nghiệp dày đặc kéo dài trong 5 ngày đã làm khoảng 4.000 người tử vong… Đó là cái giá cho sự phát triển, tất nhiên, ở thời điểm hiện tại phát triển kinh tế phải đi kèm với bảo vệ môi trường, tuy nhiên bảo vệ môi trường không có nghĩa là từ chối xây dựng.
Hôm nay họ tham gia phong trào đòi tự do cho tù nhân lương tâm, ngày mai họ đấu tranh vì nhân quyền, vài ngày sau lại là bảo vệ môi trường. Những lần đấu tranh theo phong trào của giới “trí thức dân chủ” thật không thể không khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích thực sự của họ. Là “đòi quyền con người”, là “đấu tranh cho dân chủ”, là “bảo vệ môi trường”, là “đa nguyên đa đảng”,….đâu mới là mục đích chính của những “trí thức cấp tiến” này ?
Nguồn: internet


Không có nhận xét nào