Người dân đào lỗ bắt cua đỏ ở Thanh Hoá
Để bắt được cua đỏ, người dân miền núi Thanh Hóa phải đào lỗ sâu nửa mét, áp tai xuống đất để nghe tiếng cua chạy.
Từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm là mùa săn cua đỏ (còn được gọi là mồn mồn) của người dân các huyện phía Tây Thanh Hoá.
Cua đỏ sống ven sườn núi, cách khu dân cư khoảng 10 km. Thợ bắt cua thường đi theo nhóm 3-4 người. Họ dọn sạch cây cỏ khu vực tổ cua rồi đào dần từng lỗ. "Mùa này cua thịt ngọt và chắc", anh Trương Văn Hải ở xã Minh Tiến (huyện Ngọc Lặc) nói.
Theo anh Hải, "để phát hiện được trong tổ có cua hay không, người thợ phải áp tai xuống cửa hang lắng nghe tiếng cua chạy". Những con cua lớn thường làm tổ rất sâu, khoảng hơn một mét dưới lòng đất.
Con cua đỏ trưởng thành nặng khoảng 300 gram. "Chúng tôi tìm tổ cua theo kinh nghiệm, nơi nào lớp đất mềm, ẩm và các lỗ cua phân bố khá dày thì nhiều khả năng có cua bên dưới", anh Hải cho hay.
Mỗi ngày một người thợ bắt được khoảng 2-3 kg cua. Vào tháng 6 khi nước lũ về, cua ngoi lên bờ thì họ bắt được nhiều hơn, có thể lên đến chục kg cua mỗi ngày.
Thịt cua đỏ được người dân địa phương chế biến thành nhiều món, như hấp với cây chuối rừng, nấu canh; giá cua từ 70.000-150.000 đồng mỗi kg.
Nguồn: Vnexpress.net
Người dân đào lỗ bắt cua đỏ ở Thanh Hoá
Reviewed by Mái Đình Làng Biển
on
30 tháng 3
Rating: 5
Không có nhận xét nào